Lịch sử hoạt động De_Havilland_Canada_DHC-4_Caribou

Máy bay vận tải Caribou của Không quân Hoàng gia Úc chuẩn bị đáp, thời Chiến tranh Việt Nam.

Công ty de Havilland Canada thiết kế DHC-4 để đáp ứng yêu cầu của Lục quân Hoa Kỳ về một loại máy bay vận chuyển chiến thuật có thể tiếp viện binh lính, chuyển hàng tiếp tế và sơ tán binh sĩ bị thương trên đường về. Với sự giúp sức của Cục Sản xuất thuộc Bộ Quốc phòng Canada, DHC đã chế tạo được mẫu minh hoạ đầu tiên và có thể bay được vào ngày 30 tháng 7 năm 1958.

Bị ấn tượng hoàn toàn trước khả năng hạ/cất cánh với đường băng ngắn cũng như tiềm năng của DHC4, Lục quân Hoa Kỳ đặt hàng năm chiếc để đánh giá chất lượng với định danh YAC-1, trở thành nhà vận hành Caribou lớn nhất lúc bấy giờ. Năm 1962, họ đổi định danh AC-1 thành CV-2. Sau đó vào năm 1967, vì phải chuyển giao số CV-2 cho Không quân Hoa Kỳ nên Lục quân Hoa Kỳ đổi định danh số máy bay này thành C-7. Thời Chiến tranh Việt Nam, lực lượng Hoa Kỳ và Úc sử dụng rất nhiều Caribou.

159 chiếc Caribou do Lục quân Hoa Kỳ mua về đã hoàn thành tốt nhiệm vụ vận tải chiến thuật của mình trong cuộc Chiến tranh Việt Nam bởi các máy bay vận tải lớn hơn như Fairchild C-123 ProviderLockheed C-130 Hercules đều không có khả năng hạ cánh trên các phi đạo ngắn. Caribou có thể chuyên chở 32 lính hoặc hai chiếc xe Jeep hay các loại xe hạng nhẹ tương tự. Thang để xếp hàng ở phía sau máy bay có thể dùng vào việc thả dù.

Lực lượng miền Bắc Việt Nam đã thu được một số Caribou của Hoa Kỳ và dùng chúng cho đến cuối thập niên 1970. Sau chiến tranh Việt Nam, Không quân Hoa Kỳ chuyển giao toàn bộ số máy bay Caribou cho Lực lượng Không quân Dự bị và Lực lượng Không quân Vệ binh Quốc gia.

Từ đó, tất cả máy bay C-7 lần lượt bị thải bỏ khỏi quân đội Mỹ. Chiếc cuối cùng phục vụ Lục quân Hoa Kỳ trong năm 1985 để hỗ trợ đội Dù Biểu diễn của Lục quân. Quân đội Ấn Độ, Brasil, Canada, Malaysia, Tây Ban Nha và Úc từng có nhiều máy bay Caribou. Ngày 27 tháng 11 năm 2009, chiếc Caribou cuối cùng của Không quân Hoàng gia Úc cũng ngừng hoạt động.[2]